Sống xanh cùng L’s Place : Hạn chế lãng phí thực phẩm bảo vệ môi trường từ những thói quen hàng ngày

Nhi
Th 2 16/05/2022

Khi mà trên thế giới hiện nay có khoảng 800 triệu người không có đủ thức ăn. Nhưng lượng thức ăn bị lãng phí trên toàn cầu lại có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả những người đang bị đói trên hành tinh này. Do đó, việc vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay chính là hạn chế tình trạng lãng phí thực phẩm.

Hình ảnh bài viếtTheo khảo sát ở Việt Nam thì 87% hộ gia đình thừa nhận mình lãng phí đồ ăn trung bình 2 đĩa thức ăn/ tuần. Nó có thể là thói quen mà bạn không hề ý thức đươc đó là sự lãng phí. Sự lãng phí làm tiêu tốn tiền bạc và ảnh hưởng đến giá bán thực phẩm. Hơn nữa, tác động môi trường của nó là hết sức nghiêm trọng.

– Khoảng 3 triệu tấn khí nhà kính đã được thải ra từ rác thải thực phẩm vào khí quyển mỗi năm.

– Nước, năng lượng và không gian bị lãng phí vào việc sản xuất và phân phối những thực phẩm sẽ không bao giờ được tiêu thụ.

– Khoảng 28% đất nông nghiệp của thế giới được dành cho việc trồng trọt lương thực, thực phẩm lãng phí. Trong đó, thực phẩm bỏ đi sẽ bị thối rữa và thải ra khí metan – một loại khí nhà kính mạnh.

Nguyên nhân lớn nhất gây lãng phí là tính dễ hư hỏng của thực phẩm. Thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn nhất, hoặc dễ bị hỏng nhất, là những loại có khuynh hướng biến thành rác thải nhiều nhất.

Hình ảnh bài viết

Điều này có nghĩa là những trái cây và rau củ càng dễ hỏng lại càng gây lãng phí nhiều nhất, tiếp đến là cá và hải sản có thời hạn sử dụng ngắn. 

Thịt ít bị bỏ phí hơn, nhưng người ta lại cần nhiều đất để sản xuất thịt hơn và điều này sẽ hủy diệt môi trường tự nhiên. Bởi vậy, tác hại môi trường của loại rác thải này là lớn hơn nữa.

Việc tiết giảm sự lãng phí là việc mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Cụ thể, một số việc mỗi người có thể làm để tránh lãng phí là: